1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Dương Hữu Bường 2. Giới tính: Nam.
3. Ngày sinh: 25/8/1978 4.Nơi sinh: Bắc Kạn.
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015-QĐ/XHNV, ngày 31/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Sửa tên đề tài tại Quyết định số 557/QĐ-XHNV ngày 09/03/2018 về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.
Tên đề tài cũ: Chính sách thúc đẩy ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp vùng dân tộc thiểu số các tỉnh khu vực Đông Bắc (Nghiên cứu trường hợp tại Bắc Kạn).
Tên đề tài mới sau khi thay đổi: Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp các tỉnh khu vực Đông - bắc (Nghiên cứu trường hợp Bắc Kạn).
7. Tên đề tài luận án: Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp các tỉnh khu vực Đông - bắc (Nghiên cứu trường hợp Bắc Kạn)
8. Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ
9. Mã số: Đào tạo thí điểm
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Người hướng dẫn 1: GS.TS Nguyễn Đình Tấn
Người hướng dẫn 2: TS Phạm Hồng Quất
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Áp dụng khung “năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia” để đề xuất khung chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh khu vực Đông - bắc.
- Sử dụng cách tiếp cận lý thuyết “thị trường kéo” theo tiêu chí việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhằm đưa ra sản phẩm hàng hóa phục vụ yêu cầu của thị trường.
- Sử dụng cách tiếp cận “khung mẫu - paradigm” của Thomas Kuhn vào phân tích mục tiêu của chính sách, tác động của chính sách, hiệu quả của chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
- Phát triển khái niệm “năng lực hấp thụ” (Absorptive Capacity) của Cohen and Levinthal (1990), vận dụng các tiêu chí đánh giá yếu tố năng lực hấp thụ công nghệ của Zahra and George (2002) vào việc đề xuất khung chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực Đông - bắc.
- Khuyến nghị các cơ quan quản lý thực hiện lộ trình áp dụng khung năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao bắt đầu bằng việc: chọn lọc công nghệ cao để nhập khẩu, chuyển giao công nghệ từ khu vực R&D trong nước.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có) Đề xuất khung chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh khu vực Đông - bắc, bằng cách áp dụng “khung năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia” gồm các yếu tố năng lực tiếp thu kiến thức công nghệ cao, năng lực ứng dụng kết quả R&D, năng lực chuyển đổi từ kết quả nghiên cứu đến sản phẩm mới, năng lực khai thác công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có) Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp các tỉnh khu vực Đông - bắc.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Dương Hữu Bường (2016), “Tác động của Quyết định số 79/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa - xã hội tỉnh Bắc Kạn và nhận diện một số rào cản trong quá trình thực hiện”, Phát triển bền vững vùng Tây Bắc: Từ chính sách đến thực tiễn, Nhà Xuất bản Thế giới, Hà Nội, tr. 200-209.
2. Dương Hữu Bường (2017), “Khắc phục những khó khăn trong chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Bắc Kạn”, Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, tr. 462-469.
3. Dương Hữu Bường (2019), “Mối “liên kết ba” với việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp theo nhu cầu của thị trường”, Tạp chí khoa học Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Đại học Quốc gia Hà Nội Tập 35 (2), tr. 1-10.
4. Dương Hữu Bường (2019), “Áp dụng khung “năng lực hấp thụ công nghệ quốc gia” để thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí khoa học Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 35 (4), tr. 95-106.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Fullname: Duong Huu Buong 2. Sex: Male
3. Date of birth: 25/8/1978 4. Place of birth: Bac Kan Province
5. Admission decision number: 3684/2015-QĐ/XHNV Dated: 31/12/2015 of Rect of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: Editing the subject name
Old subject name: Policy to promote application of advanced technique and technology in agricultural production in ethnic minority areas in the Northeastern region (Case study in Bac Kan).
New subject name: Policy to promote the application of high technology in agricultural production in the Northeastern region (Bac Kan case study).
7. Official thesis title:
8. Majo: Science and technology management
9. Code: Pilot training
10. Supervisors:
Supervisor 1: Professor. Ph.D Nguyen Dinh Tan
Supervisor 2: Ph.D Pham Hong Quat
11.Summary of the new findings of the thesis:
- Applying the "national technology absorption capacity framework" to propose a policy to promote the high technology application in Northeastern region agricultural production.
- Using the theoretical approach "pull market" according to the criteria of the application of high technology in agricultural production in order to provide commodity products to market requirements.
- Using Thomas Kuhn's “paradigm” approach to analyzing policy objectives, the impact of policies, the effectiveness of policies promoting the high technology application in agricultural production.
- Development the concept of "Absorptive Capacity" of Cohen and Levinthal (1990), apply the criteria to evaluate the technology absorption capacity of Zahra and George (2002) in proposing framework. policies to promote the high technology application in agricultural production in the natural conditions, socio-economic conditions of the Northeast region.
- Recommendation management agencies to implement a roadmap to apply the national technology absorption capacity framework in high-tech agricultural production, starting with: selecting high technology to import, transferring technology from domestic R&D area.
12. Practical applicability, if any: Proposing the framework policies to promote the high technology application in agricultural production in the Northeastern region, by applying “national technology absorption capacity framework” includes the capacity to absorb high-tech knowledge, the ability to apply R&D results, the ability to transform from research results to new products, the ability to exploit high-tech in agricultural products.
13. Further research directions, if any: Studying and perfecting policies to promote the high technology application in agricultural production in the Northeastern region.
14. Thesis- related publications:
1. Duong Huu Buong (2016), "Impacting of the Prime Minister's Decision No. 79/2005/ QD-TTg on the socio-cultural change in Bac Kan province and identify some barriers in the implementation process". Sustainable development in the Northwest: From policy to practice, World Publishing House, Hanoi, pp. 200-209.
2. Duong Huu Buong (2017), "Overcoming difficulties in technology transfer in the agricultural sector in Bac Kan province", Organization and technology transfer experience of Australia and proposals to Vietnam, World Publishing House, Hanoi, pp. 462-469.
3. Duong Huu Buong (2019), “Triple Helix” with the Application of High-tech
in Agriculture According to Market Demand, VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35 (2 ), pp. 1-10.
4. Duong Huu Buong (2019), Implementation of National Techologycal Absorptive Capacity Framework to Motivate High Techology Application in Bac Kan Agricultural Production, VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 35 (4), pp.95-106