TTLA: Chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn trong lao động xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc

Thứ hai - 11/10/2021 21:55
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Lê Thảo           2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 31/5/1984                                                      4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH do Hiệu trường trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội ký ngày 30/12/2013.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 3257/QĐ-XHNV ngày 21/12/2015 về việc thay đổi tên đề tài luận án tiến sỹ và bổ sung giáo viên hướng dẫn ;
- Quyết định số 4691/QĐ-XHNV ngày 29/12/2016 về việc kéo dài thời gian học tập.
- Quyết định số 822/QĐ-XHNV ngày 19/4/2021 về việc thay đổi/điều chỉnh đề tài luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh
7. Tên đề tài luận án: Chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn trong lao động xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc
8. Chuyên ngành: Dân tộc học                             9. Mã số: 62.31.03.10 
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lâm Bá Nam, PGS. TS. Vương Xuân Tình
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
Luận án đã tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ góc độ lý thuyết giải thích văn hóa và sinh thái văn hóa của Nhân học y tế và dựa vào khung phân tích Di cư – Sức khỏe để phân tích việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ Tày, Nùng ở huyện Văn Quan lao động xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Theo đó, các vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe được nhìn nhận từ góc độ văn hóa-xã hội, đặt trong hệ thống y tế đa nguyên và bối cảnh xuyên biên giới.
Không chỉ khi ở nội biên, mà trong quá trình lao động xuyên biên giới, các nữ lao động phải đối diện với những vấn đề sức khỏe sinh sản và có nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, họ gặp nhiều hạn chế xuất phát từ điều kiện lao động, sinh hoạt, cũng như các rào cản trong phong tục tập quán, tâm lý, ngôn ngữ và vị thế pháp lý. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ khi lao động ở Trung Quốc có những lỗ trống cấu trúc khiến họ bị lệ thuộc vào người môi giới hoặc chủ Trung Quốc.
Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ lao động xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc chưa được nhận sự hỗ trợ (chính sách đặc thù) của chính quyền cũng như các đoàn thể, tổ chức.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng lao động xuyên biên giới Việt - Trung có ý nghĩa thực tiễn đối với việc xây dựng các chính sách tăng cường việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ di cư, góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng như khu vực miền núi phía Bắc, hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo vùng và của đất nước nói chung.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Những hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả: an sinh xã hội khu vực biên giới, hoạt động lao động di cư: các vấn đề chính sách và sức khỏe
14. Liệt kê các công trình đã công bố có liên quan đến luận án.
  1. Hoàng Thị Lê Thảo (2015), “Phương thức chữa bệnh dân gian của người Tày ở thôn Pò Cại, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn”, Tạp chí Dân tộc học (4&5), tr. 102-111.
  2. Hoàng Thị Lê Thảo (2017), “Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số lao động xuyên biên giới ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn”, kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề về dân tộc, tộc người ở vùng biên giới và liên xuyên biên giới nước ta hiện nay”, Viện Dân tộc học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 810-818.
  3. Hoàng Thị Lê Thảo (2019), “Thực trạng và các vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia hoạt động  lao động xuyên biên giới Việt – Trung: nghiên cứu ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn”, kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Thách thức và giải pháp để phụ nữ  dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau”, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 267-277.
  4. Hoàng Thị Lê Thảo (2019), “Lao động tự do xuyên biên giới của phụ nữ  dân tộc thiểu số: nghiên cứu ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn”, Tạp chí Dân tộc học (6), tr. 60-67.
  5. Hoàng Thị Lê Thảo (2020), “Mạng lưới xã hội trong chăm sóc sức khỏe sinh sản: Nghiên cứu trường hợp phụ nữ dân tộc Tày, Nùng ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn”, Tạp chí Dân tộc học (6), tr. 76-86.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
 
1. Fullname: Hoang Thi Le Thao                                     2. Gender: Female
3. Date of birth: 31/5/1984                                               4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, signed by Rector of VNU University of Social sciences and humanities (Hanoi), dated 30/12/2013.
6. Changes in academic process
- Admission decision number 3257/QĐ-XHNV dated 21/12/2015 to change the doctoral thesis title and to add the second supervisor.
- Admission decision number 4691/QĐ-XHNV dated 29/12/2016 to prolonged the course time.
- Admission decision number 822/QĐ-XHNV dated 19/4/2021 to readjust the doctoral thesis title.
7. Official thesis title:
Reproductive healthcare of the Tay and Nung ethnic women in Van Quan district, Lang Son province laboring cross-border Vietnam and China.
8. Major: Ethnology                                               9. Code: 62.31.03.10 
10. Supervisors: Assoc.Prof. Dr. Lam Ba Nam, Assoc.Prof, Dr. Vuong Xuan Tinh
11. Summary of the new findings of the thesis
The dissertation approaches the study issue from the perspective of cultural explaination and cultural ecology in Medical Anthropology and based on the analytical framework of Migration - Health to analyze the reproductive health care of women. Tay and Nung in Van Quan district working across the Vietnam-China border. Accordingly, health and healthcare issues are viewed from a socio-cultural perspective, placed in the pluralistic health system and in a cross-border context.
Not only when living in the border, but in the process of working across borders, female workers also have problems and need for reproductive health care. However, they face many limitations stemming from working and living conditions, as well as barriers in psychology, language and legal status. The reproductive health network of women working in China has structural gaps that make them dependent on Chinese brokers or owners.
Reproductive health care of women working across the Vietnam - China border has not received attention to receive support (special policy) from the authorities as well as unions and organizations.
12. Practical applicability
Research on reproductive health care of Tay and Nung ethnic women laboring across the Vietnam-China border has practical significance for the development of policies to strengthen the reproductive health care of female migrants, contributing to ensuring social security in Lang Son province as well as in the northern mountainous region, towards socio-economic development goals by region and the country in general.
13. Further research directions:
Social security in border land, migrant labors: policies and health issue.
14. Thesis-related publications:
1. Hoang Thi Le Thao (2015), “The folk healing method of the Tay people in Po Cai village, Gia Cat commune, Cao Loc district, Lang Son province”, Anthropology Journal (4&5), pp. 102-111.
2. Hoang Thi Le Thao (2017), "Access to reproductive health care services of ethnic minority women labouring across borders in Van Quan district, Lang Son province", Proceedings of the scientific conference national "Some issues about ethnicity and ethnicity in the border and cross-border areas of Vietnam today", Institute of Anthropology, Social Science Publishing House, Hanoi, pp. 810-818.
3. Hoang Thi Le Thao (2019), “The status and issues of reproductive healthcare of ethnic minority women participating in cross-border labor activities between Vietnam and China: a study in Van Quan district, Lang Son province", Proceedings of the national scientific conference "Challenges and solutions for ethnic minority women not to be left behind", Vietnam Women's Union, National University Publishing House, Hanoi, pp. 267-277.
4. Hoang Thi Le Thao (2019), "Cross-border free labor of ethnic minority women: a study in Van Quan district, Lang Son province", Anthropology Journal (6), pp. 60-67.
5. Hoang Thi Le Thao (2020), "Social network in reproductive health care: A case study of Tay and Nung ethnic women in Van Quan district, Lang Son province", Anthropology Journal (6), pp. 76-86.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây