1. Họ và tên học viên: Nguyễn Phương Thảo 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 13/01/1997
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 4420/2019/QĐ-XHNV
Ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Đánh giá và can thiệp một trường hợp có rối loạn lo âu ở độ tuổi vị thành niên theo cách tiếp cận nhận thức - hành vi
8. Chuyên ngành: Tâm lí học lâm sàng ; Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Thu Hương
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Từ nhiều năm nay, rối loạn lo âu đã luôn là một vấn đề rất được xã hội quan tâm và nghiên cứu như một dạng rối loạn tâm lý thường gặp. Đặc biệt ở trẻ vị thành niên, rối loạn lo âu cũng là một vấn đề được ghi nhận rộng rãi và có thể gây ra những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của cá nhân nói riêng cũng như sự phát triển bền vững và sức khỏe cộng đồng nói chung. Vì vậy, nghiên cứu về đánh giá và can thiệp rối loạn lo âu ở độ tuổi vị thành niên có thể đưa ra những bằng chứng về tính hiệu quả của phương pháp được sử dụng cũng như góp phần thúc đẩy sự quan tâm và thấu hiểu của cộng đồng về vấn đề này.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra một số nghiên cứu dịch tễ về tính phổ biến của rối loạn lo âu, những phương pháp được sử dụng trong đánh giá và can thiệp lo âu. Trong đó, chúng tôi tập trung vào tiếp cận nhận thức - hành vi nhằm can thiệp và hỗ trợ tâm lý cho một ca lâm sàng cụ thể. Bằng việc áp dụng các kỹ thuật như hỏi chuyện, giáo dục tâm lý và hướng dẫn thân chủ thực hành thư giãn, tự nhủ, thách thức suy nghĩ tiêu cực, giải quyết vấn đề, chúng tôi hướng đến việc làm giảm các triệu chứng lo âu và nâng cao khả năng ứng phó của thân chủ với các tình huống gây căng thẳng.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
Qua luận văn này, người đọc có thể có cái nhìn tổng quan và xác thực về rối loạn lo âu ở thời điểm hiện tại cũng như các phương pháp đang được sử dụng để đánh giá và can thiệp rối loạn lo âu. Bằng việc ứng dụng các quan điểm lý luận vào trường hợp thực tiễn, kết quả của luận văn có thể trở thành cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của phương pháp đã được sử dụng. Ngoài ra nó cũng có thể được sử dụng thể tham khảo cho các nghiên cứu trong tương lai nhằm ứng dụng và phát triển các phương pháp hỗ trợ tâm lý cho trẻ vị thành niên có rối loạn lo âu.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyen Phuong Thao 2.Sex: Female
3. Date of birth: 13th January 1997
4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 4420/2019/QĐ-XHNV Dated 26th November 2019
by Principal of Social Sciences & Humanities University, National University, Hanoi
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Assessment and intervention in a case of adolescence with anxiety disorder.
8. Major: Clinical Psychology 9. Code: 8310401.02
10. Supervisors: Assoc. Prof. PhD Tran Thu Huong
11. Summary of the findings of the thesis:
For many years, anxiety disorders have always been a problem of great social interest and research as one of the common psychological disorders. Especially in adolescents, anxiety disorders are also a well-recognized problem and can cause difficulties in the individual's daily life in particular as well as in social development and community health in general. Therefore, the research of assessment and psychological intervention for anxiety disorder in adolescents can provide evidence of the effectiveness of the method used and contribute to the promotion of community's interest and understanding on this issue.
In this study, we present several epidemiological studies on the prevalence of anxiety disorders, the methods currently used in anxiety assessment and interventions. Furthermore, we focus on the cognitive-behavioral approach in support and intervention for a clinical case. By applying techniques such as interviewing, psychoeducation, and guiding the client to practice relaxation, self-talk, challenging negative thoughts, and problem solving, we aim to reduce anxiety symptoms and improve the client's ability to cope with stressful situations.
12. Practical applicability, if any:
This research can give readers an overview of anxiety disorders at the present time as well as the methods currently being used to assess and intervene them. By applying the theoretical frameworks in practice, this research’s results can contribute to evaluating the effectiveness of the methods used. In addition, it can also be used as a reference for future application and development research of assessment and treatment methods for adolescents with anxiety disorders.
13. Further research directions, if any: No
14. Thesis-related publications: No