
I. Thông tin chung
- Năm sinh: 1980.
- Email: sondh@vnu.edu.vn
- Đơn vị công tác: Khoa Lịch sử.
- Học vị: Tiến sĩ. Năm nhận: 2013.
- Học hàm: Phó Giáo sư. Năm phong: 2018.
- Quá trình đào tạo:
2004: tốt nghiệp đại học ngành Lịch sử tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
2007: tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Khảo cổ học tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
2013: nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Khảo cổ học và Bảo tàng học tại Đại học Cát Lâm (Trung Quốc).
- Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Trung, Tiếng Anh.
- Hướng nghiên cứu chính: Khảo cổ học lịch sử Việt Nam, Kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc kiến trúc cổ Việt Nam,,Khảo cổ học Biển đảo Việt Nam; Khảo cổ học Trung Quốc, Di sản và quản lý di sản ở Việt Nam.
II. Công trình khoa học
1. Sách
- Gạch ngói và vật liệu trang trí trên mái thời Lý-Trần-Hồ, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2016, Mã xuất bản ISBN: 978-604-77-1743-9.
2. Chương sách
- Lâm Thị Mỹ Dung, Đặng Hồng Sơn (đồng chủ biên): Khảo cổ học Biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và triển vọng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2017.
- Vũ Văn Quân (chủ biên), Từ điển lịch sử Việt Nam (từ khởi nguồn đến 938), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2016. Mã xuất bản ISBN: 978-604-62-6062-2, tham gia viết toàn bộ địa danh thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
- hương 5 “Thành Dền - Làng sản xuất nông nghiệp kết hợp khai thác tự nhiên điển hình giai đoạn Đồng Đậu”, tr. 197-275 (trong Lâm Thị Mỹ Dung (chủ biên), Địa điểm khảo cổ học Thành Dền: Những giá trị lịch sử - văn hóa nổi bật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2016. Mã xuất bản ISBN: 978-604-62-4316-8.
- Chương 4 “Ứng Hòa thời tiền sơ sử”, tr. 117-146 và Chương 12 “Các nền văn hóa khảo cổ trên đất Ứng Hòa”, tr. 371-393 (trong Huyện ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân huyện Ứng Hòa - Thành phố Hà Nội, Địa chí Ứng Hòa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015).
- Tống Trung Tín (chủ biên), Tổng tập khảo cổ học Hà Nội (1898-8/2008), Nxb Hà Nội.
3. Bài báo
- Biên niên sử đất nung: Niên hiệu in trên gạch thời Lý”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 6 /2017.
- “Lược thuật tình hình phát triển Khảo cổ học Dưới nước ở Trung Quốc trong 30 năm trở lại đây”, Tạp chí Khảo cổ học, số 4/2017.
- “Đầu ngói ống mặt người Luy Lâu (Việt Nam)” (viết chung với Đặng Hồng Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Minh Hùng), Tạp chí Khảo cổ học, số 6/2016, tr. 49-72.
- “Khoa Lịch sử - Sáu mươi năm: Mấy chặng đường” (viết chung với Ngô Đăng Tri, Vũ Văn Quân), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 10/ 2016, tr. 1-23.
- About location names on bricks from Hồ - dynasty citadel (Thanh Hóa)” (viết chung với Lê Thị Thu Trang, Nguyễn Văn Long), in Archaeology, N0 9/2014, pp. 80-100.
- “Về các địa danh trên gạch xây thành nhà Hồ (Thanh Hóa)” (viết chung với Lê Thị Thu Trang, Nguyễn Văn Long), Tạp chí Khảo cổ học, số 2/2012, tr. 63-86.
- “Trở lại vấn đề nha chương trong văn hóa Phùng Nguyên” (viết chung với Hán Văn Khẩn), Tạp chí Khảo cổ học, số 5/2010, tr. 50-63.
- “Gạch xây dựng thời Trần-Hồ ở thành nhà Hồ, Nam Giao và Ly Cung”, Tạp chí Khảo cổ học, số 3/2008, tr. 53-69.
- Địa điểm Gò Ô Chùa (Long An) với quá trình chuyển tiếp Tiền Óc Eo lên Óc Eo ở Nam Bộ” (viết chung với Nguyễn Xuân Mạnh, Andreas Reinecke), Tạp chí Khảo cổ học, số 6/2007, tr. 37-55.
- “Trang trí trên mái kiến trúc Việt Nam thời Lý-Trần-Hồ” (chữ Hán), Tập san Nghiên cứu Khảo cổ học Biên cương (CSSCI), tập 12/2013, tr. 371-387. (邓鸿山:《越南李陈胡朝时期的屋顶装饰》[汉文][J],《边疆考古研究》第12辑,2013年,371~387页).
III. Đề tài KH&CN các cấp
- Biên niên sự kiện Lịch sử Việt Nam - tập II (1400-1771) (chủ nhiệm), Đề tài mã số KHXH-LSVN.27/14-18 thuộc Đề án Khoa học Xã hội cấp Quốc gia về Nghiên cứu Biên soạn Bộ Lịch sử Việt Nam (KHXH-LSVN/14-18), Hà Nội, 2016-2019.
- Lịch sử Việt Nam - tập III (179TCN-905) (tham gia), Đề tài mã số KHXH-LSVN.3/14-18 thuộc Đề án Khoa học Xã hội cấp Quốc gia về Nghiên cứu Biên soạn Bộ Lịch sử Việt Nam (KHXH-LSVN/14-18), Hà Nội, 2016-2019.
- Một số vấn đề về xã hội Chămpa qua tư liệu khảo cổ học (tham gia), Đề tài Nafosted, Hà Nội, 2014-2016.
- Điều tra sưu tầm tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội (tham gia), Đề tài KHCN cấp Thành phố Hà Nội, Hà Nội, 2014-2016.
- Luyện kim đồng, chế tác đồ đồng và nông nghiệp trồng lúa ở châu thổ Sông Hồng qua nghiên cứu di tích Khảo cổ học Thành Dền (Mê Linh - Hà Nội) (tham gia), Đề tài trọng điểm Đại học Quốc gia, mã số QGTĐ.12.14, Hà Nội, 2012-2014 (đã xuất bản thành sách tại Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016).
- Từ điển lịch sử Việt Nam (từ khởi thủy đến năm 938) (tham gia), Đề tài nhóm A, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2012-2014 (đã xuất bản thành sách tại Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016).
- Gạch xây dựng thời Trần - Hồ ở miền Bắc Việt Nam (chủ trì), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, QX.09-26, 2009-2011.
- Khảo sát các kinh đô cổ của người Việt (chủ trì), Đề tài nghiên cứu khoa học của Bảo tàng Nhân học, Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2008.
- Gạch thời Trần - Hồ ở Ly Cung, thành nhà Hồ và Nam Giao (chủ trì), Đề tài nghiên cứu khoa học, Mã số T.07.08, Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007.
- Di tích khảo cổ Xóm Rền và vị trí của nó trong văn hóa Phùng Nguyên (tham gia), Đề tàn Nghiên cứu khoa học đặc biệt, mã số QG.06-26, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007 (đã xuất bản thành sách tại Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009).
- Những chứng cứ lịch sử về ứng dụng khoa học trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở Thăng Long thời nhà Lê (tham gia), Chuyên đề khoa học thuộc Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước KX.09.08, Hà Nội, 2007.
IV. Giải thưởng, học bổng
- Học bổng Chính phủ theo Đề án 322 cho chương trình NCS Tiến sĩ 4 năm tại Đại học Cát Lâm (Trung Quốc), 2009-2013.