Ngôn ngữ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Hà Thu 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 29/11/1986 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2014
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có
7. Tên đề tài luận án: Trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học cơ sở
8. Chuyên ngành: Tâm lý học 9. Mã số: 62 31 04 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà
2. PGS. TS. Lê Văn Hảo
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Từ mô hình lý thuyết hỗn hợp về Trí tuệ cảm xúc (TTCX) của Bar - On, đề tài đã xây dựng khái niệm và các mặt biểu hiện TTCX của học sinh trung học cơ sở (HS THCS). “Trí tuệ cảm xúc của học sinh THCS là tổ hợp các kỹ năng và phẩm chất giúp các em có thể thấu hiểu và thể hiện bản thân, thấu hiểu và liên hệ với người khác cũng như ứng phó được với những yêu cầu của cuộc sống hàng ngày”.TTCX tổng quát của HS THCS được biểu hiện ở bốn khả năng thành phần sau: nội cá nhân, liên cá nhân, quản lý căng thẳng và khả năng thích nghi.
- Luận án bước đầu kiểm tra mức độ ý nghĩa và phù hợp của các biến trong thang đo TTCX (BarOn EQ - i: YV) dành cho trẻ từ 7 đến 18 tuổi của tác giả Bar-On trên khách thể HS THCS ở Việt Nam. Từ kết quả kiểm tra độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo, luận án đã đưa ra một thang đo TTCX tổng quát phù hợp với khách thể nghiên cứu của luận án. Theo đó, thang đo TTCX tổng quát vẫn gồm 4 tiểu thang đo, đo lường các khả năng nội cá nhân, liên cá nhân, quản lý căng thẳng, khả năng thích nghi. 02 tiểu thang đo cảm nhận hạnh phúc và chỉ số ấn tượng tích cực được giữ nguyên. Tiểu thang đo liên cá nhân và quản lý căng thẳng đã có sự thay đổi về số lượng biến Những biến không phù hợp đã được loại bỏ để phù hợp với mẫu khách thể nghiên cứu của luận án.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Sử dụng thang đo TTCX (BarOn EQ - i: YV) đã được nghiên cứu kiểm tra độ tin cậy và mức ý nghĩa của các biến trên khách thể học sinh trung học cơ sở để áp dụng nghiên cứu trên các nhóm khách thể học sinh khác tại Việt Nam.
- Hỗ trợ, đề xuất các chương trình, hoạt động giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở tới gia đình và nhà trường.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Thích ứng thang đo TTCX (BarOn EQ - i: YV) dành cho trẻ từ 7 đến 18 tuổi trên thanh thiếu niên Việt Nam.
- Nghiên cứu các yếu tố tâm lý , xã hội khác có mối quan hệ hay khả năng dự báo sự thay đổi trí tuệ cảm xúc của thanh thiếu niên như: khí chất, phong cách giáo dục của cha mẹ, hành vi ủng hộ xã hội, hành vi nguy cơ...
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
(1) Trần Hà Thu (2016), “Mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và thành tích học tập ở lứa tuổi thiếu niên”, Tạp chí Khoa học Xã hội Nhân văn (2 (2b), tr.218-225, ISSN: 2354-1172.
(2) Trần Hà Thu (2017), “Mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc và hành vi nguy cơ ở thanh thiếu niên”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (141), tr.57-61, ISSN 0868 - 3662.
(3) Trần Hà Thu, Trương Thị Khánh Hà (2018), “Trí tuệ cảm xúc và chất lượng các mối quan hệ của thiếu niên”, Tạp chí Tâm lý học ( 12), tr.3-17, ISSN: 1859-0098.
INFORMATION OF DOCTORAL THESIS
1. Full name: Tran Ha Thu 2. Sex: Female
3. Date of birth: 29/11/1986 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH Dated 31/12/2014
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Emotional intelligence of secondary school students
8. Major: Psychology 9. Code: 62 31 04 01
10. Supervisors: 1. Assoc. Prof. Truong Thi Khanh Ha
2. Assoc. Prof. Le Van Hao
11. Summary of the new findings of the thesis:
- From the mixed model of Emotional Intelligence (EI) of Bar - On, the thesis built definition and structure of the EI of secondary school students. “The emotional intelligence of the secondary school students is a combination of skills and qualities that enable them to understand and express themselves, understand and relate to others as well as respond to the demands of daily life”. The total EI of secondary school students included four component competence: intrapersonal, interpersonal, stress management and adaptability.
- The thesis initially investigated the psychometric properties of the Emotional Quotient Inventory: Young Version (EQi - YV) for children from 7 to 18 years old on the secondary school students in Vietnam. From the results of the reliability and validity, the research presented the EI scale which appropriate to participants of the research. Accordingly, the total EI included four sub-scales, measuring intrapersonal, interpersonal, stress management and adaptability. General mood and positive impression sub – scales maintained in the inventory. The interpersonal and stress management sub – scales changed the number of items. Insignificant items removed to appropriate the participants of the research.
- The level of emotional intelligence of secondary school students was consistent with the development of their age. The component competences in total EI had the similar level, in which interpersonal competence hold the highest mean, adaptability competence occupied the second highest mean, followed by stress management and intrapersonal hold the lowest mark.
- There was no difference in emotional intelligence between male and female students. Urban students had total emotional intelligence and interpersonal higher than rural students. Students who holding positions in class or school had overall emotional intelligence, interpersonal, intrapersonal and adaptability competence higher than those who did not hold any positions. The older age, the better intrapersonal competence. In the group had total EI below average level, rural students accounted for a higher proportion than urban students. In the group had total EI, intrapersonal and interpersonal above average level, female students contributed to a higher percentage than male students.
- The total EI significantly and positively correlated to the personal relationships of students. The total EI predicted students’ relationships with parents, siblings and friend, in which adaptability predicted an increase of support interactions and stress management predicted a decrease of negative interactions in student’s relationships.
- The student's personality traits and parental behaviors correlated to the student's EI, in which the personality traits predicted the EI stronger than parental behaviors. Specifically, among five types of personality traits, agreeableness was the strongest predictor of EI. Among three types of parental behaviors, parental support behaviour of mother was the strongest predictor of secondary school student’s EI.
12. Practical applicability:
- Using the Emotional Quotient Inventory: Young Version (EQi - YV) which investigated the psychometric properties on secondary school students in order to measure distinct adolescent groups in Vietnam.
- Recommending programs and activities for emotional intelligence education for secondary school students to families and schools.
13. Further research directions:
- Adapting the Emotional Quotient Inventory: Young Version (EQi - YV) to Vietnamese adolescent.
- Investigating other psychological and social factors that have ability to correlate and predict of emotional intelligence of adolescent such as: temperament, parental style, attachment, prosocial behavior, risk behavior, etc.
14. Thesis – related publications:
(1) Tran Ha Thu (2016), “The relationship between emotional intelligence and academic achievement in adolescence”, Journal of Social Sciences and Humanities, Vol 2 (2b), pp. 218 – 225, ISSN: 2354-1772.
(2) Tran Ha Thu (2017), “The relationship between emotional intelligence and risk behavior in adolescence”, Journal of Educational Sciences, Vol 141, pp. 57 – 60, ISSN: 0868-3662.
(3) Tran Ha Thu, Truong Thi Khanh Ha (2018), “Emotion Intelligence and relationships quality of adolescence”, Journal of Psychology (12), pp. 03 – 17, ISSN: 1859-0098
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn