TTLV: Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở tỉnh Kiên Giang hiện nay

Thứ sáu - 17/09/2021 04:14
1. Họ và tên học viên: Huỳnh Quốc Huy
2. Giới tính: 
Nam
3. Ngày sinh: 18/12/1976
4. Nơi sinh: xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang 
5. Quyết định công nhận học viên số: 3094/QĐ-XHNV-SĐH ngày 27/11/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Ra hạn
7. Tên đề tài luận văn: Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở tỉnh Kiên Giang hiện nay
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học;  Mã số:  60220309.
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương, 12 tiết, không kể đến phần mở đầu, kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1: Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về tín ngưỡng thờ  anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở tỉnh Kiên Giang.
Chương 2: Thực trạng việc thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở tỉnh Kiên Giang.
Chương 3: Xu hướng vận động, biến đổi của tín ngưỡng thờ thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở tỉnh Kiên Giang và một số khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng.
Luận văn trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát về việc thực hành tín ngưỡng làm rõ thêm việc thờ mẫu, thờ thần, thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực của người dân Kiên Giang
Từ xa xưa, người Việt đã có niềm tin mãnh liệt và sự thành kính thiêng liêng đối với thần thánh hay các lực lượng siêu nhiên, tin vào cuộc sống sau khi chết và tin rằng tổ tiên, dòng họ, những người đã khuất cũng là lực lượng bảo trợ tinh thần cho người đang sống. Từ niềm tin đó, nhân dân đã lập đền thờ, xây dựng các di tích tín ngưỡng như đình, chùa, miếu, am... để thờ cúng lực lượng siêu nhiên cũng như những người đã khuất. Những việc làm đó đã trở thành những giá trị văn hóa, tinh thần góp phần kết nối cộng đồng xã hội.
Tín ngưỡng và việc thực hành tín ngưỡng có khả năng đáp ứng được những nhu cầu về mặt tinh thần, tâm linh của các tầng lớp cư dân trong xã hội: nhu cầu được an ủi, chia sẻ, xoa dịu nỗi đau thương, mất mát nơi trần thế; ước mơ có điểm tựa tinh thần để đối mặt với những thách thức, rủi ro từ thiên nhiên và xã hội; là “chất keo gắn kết cộng đồng”, “năng lượng tinh thần”, khuyến khích con người hướng thiện, vươn tới chân - thiện - mỹ, ba trụ cột quan trọng của văn hóa. Đó là nền tảng tính nhân văn của nhân loại.
Người dân Tây Nam bộ có quan niệm rằng: “sinh vi tướng, tử vi thần” để tôn vinh những nghĩa sỹ, nghĩa quân những người đã hi sinh xương máu của mình đánh đuổi kẻ thù xâm lược, chiến đấu vì chính nghĩa, xả thân vì dân vì nước. Vì vậy ngày mất của các anh hùng dân tộc được long trọng tổ chức thành một lễ hội trang nghiêm đầy ý nghĩa.
Đạo lý biết ơn và tiếp nối truyền thống tổ tiên chỉ trở thành nội dung bên trong của tín ngưỡng khi đạo lý được bộc lộ thông qua các nghi thức có tính chất huyền bí, thiêng liêng. Các nghi thức thờ cúng tổ tiên ở nước ta có sự ảnh hưởng của Nho giáo, nhưng cũng có những yếu tố gần gũi với Phật giáo và Đạo giáo. Các hành vi lễ thức thường được thực hiện theo tâm thức dân gian và cũng không hoàn toàn thống nhất ở các gia đình, dòng họ, địa phương.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo ban hành năm 2016 và có hiệu lực từ 1/1/2018,  tại Điều 2 . Giải thích từ ngữ có quy định như sau:
“Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng”. 
Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác”.
Như vật tín ngưỡng là một hình thái biểu thị đức tin, niềm tin của con người và của cộng đồng người ở một trình độ phát triển xã hội và nhận thức nhất định vào một cái thiêng liêng, cái cao cả, cái đáng sùng kính trong thế giới người hoặc thế giới siêu nhiên nào đó. Tín ngưỡng và tôn giáo có sự khác biệt nhau về hình thức và trình độ tổ chức. Đặc điểm này không chỉ quy định sự khác biệt nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo, mà còn xác định bản chất và đặc trưng của tín ngưỡng.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 
Đề tài mang tính ứng dụng cao trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về tín ngưỡng, thực hành tín ngưỡng các hoạt động, các giá trị văn hóa tiêu biểu trong tín ngưỡng liên quan đến việc thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hiện nay ở trong phạm vi các di tích tại tỉnh Kiên Giang. So sánh việc thực hành tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc ở một số nơi trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Các kết quả nghiên cứu, các kiến nghị của đề tài có thể ứng dụng trong công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cũng như các tỉnh
Nam bộ. Ngoài ra các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các Viện nghiên cứu, các trường đại học.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Học viên sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về tín ngưỡng tỉnh Kiên Giang và các tỉnh Nam Bộ
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không
         
   INFORMATION ABOUT THE MASTER THESIS

1. Full name: Huynh Quoc Huy
2. Gender: Male
3. Date of birth: December 18th, 1976
4. Place of birth: Vinh Phong commune, Vinh Thuan district, Kien Giang province
5. Admission decision number: 3094 / QĐ-XHNV-SĐH dated November 27th, 2017 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process:
7. The thesis title: The worship of national hero Nguyen Trung Truc in present Kien Giang province
8. Specialized: Religious Studies; Code: 60220309.
9. Scientific instructor: Ts Nguyen Ngoc Quynh, Ph.D
10. Summary of the results of the thesis:
            The structure of the thesis consists of 3 chapters, 12 periods, excluding the introduction, conclusion, list of references and appendices.
            Since ancient times, the Vietnamese have had strong beliefs and sacred devotion to the gods or supernatural forces, believing in life after death and believing that ancestors, lineages, deceased people also is a spiritual sponsor for the living. From that belief, people built temples, built religious relics such as communal houses, pagodas, temples, ... to worship supernatural forces as well as the deceased. Those jobs have become cultural and spiritual values ​​that contribute to social community connection.
            Beliefs and practices are able to meet the spiritual and spiritual needs of all strata of society: the need to comfort, share, and alleviate pain and loss cool on earth; dreams have a spiritual fulcrum to face challenges and risks from nature and society; It is the "glue that connects the community" and "spiritual energy", encouraging people to direct goodness, reaching out to the good, the good and the beautiful, the three important pillars of culture. That is the foundation of humanity's humanity.
            People in the southwestern region have the notion that: "birth of generals, horoscopes" to honor the martyrs and insurgents who sacrificed their blood and bones to drive away invading enemies, fought for righteousness, sacrifice yourself for the people for the country. So the day of the loss of the national heroes is solemnly celebrated into a solemn and meaningful festival.
            Morality of gratitude and continuation of ancestral tradition only becomes the internal content of beliefs when it is revealed through rituals that are mysterious and sacred. Ancestor worship rituals in our country are influenced by Confucianism, but there are elements close to Buddhism and Taoism. The ritual acts are often performed according to the folk consciousness and are not completely unified in families, clans, localities.
            The Law on Beliefs and Religions was issued in 2016 and takes effect from January 1superscipt st, 2018, in Article 2. Interpretation of terms has the following provisions:
            "Beliefs are people's beliefs expressed through rituals associated with traditional customs and practices to bring spiritual peace to individuals and the community."
            Religious activities are activities of ancestor worship and sacred symbols; commemorate and honor the people with meritorious services to the country and the community; Folk rituals represent historical, cultural and social ethical values. A religious festival is a collective belief activity organized in traditional rituals to meet the spiritual needs of the community. Religious establishments are places where religious activities of the community are carried out such as communal houses, temples, shrines, ancestral churches and other similar establishments"
            Belief is a form of faith, belief of people and community of people at a certain level of social development and awareness of a certain spiritual, noble, venerable in the world. world or some supernatural world. Beliefs and religions have differences in form and level of organization. This feature not only stipulates the difference between religion and religion, but also determines the nature and folk characteristics of beliefs. We can see that, by its very nature, beliefs before being a primitive religion or folk religion are itself folk beliefs. Thus, religion is a form of expression of faith, belief of people and community of people at a certain level of social development and awareness into a spiritual form, the noble, the worthy. revered in some human world or some supernatural world. Beliefs and religions have differences in form and level of organization. This feature not only defines the difference between religion and religion, but also determines the nature and characteristics of beliefs.
11. Practical applicability
            The project is highly applicable in the study, understanding of beliefs, religious practices, typical cultural values ​​in beliefs related to the worship of Nguyen Trung Truc national hero today. within the relics of Kien Giang province. Compare the practice of national hero worship in some parts of the Cuu Long Delta.
            The research results, recommendations of the project can be applied in the management of religious activities in Kien Giang province as well as in the southern provinces. In addition, the research results of the topic can also be used as references for research institutes and universities.
12. Further research directions: Students will continue to explore and study the beliefs of Kien Giang and Southern provinces.
13. The published works related to the thesis: no
 

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây