TTLA: Tiếp cận và sử dụng nước của người dân tại các khu tái định cư ở Hà Nội hiện nay

Thứ sáu - 14/12/2018 04:21

Tên tác giả: Nguyễn Thị Lan

Tên luận án: Tiếp cận và sử dụng nước của người dân tại các khu tái định cư ở Hà Nội hiện nay.

Ngành khoa học của luận án:  Xã hội học

Chuyên ngành: Xã hội học                                    Mã số: 62.31.03.01

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm chỉ ra thực trạng tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt của người dân tái định cư ở Hà Nội hiện nay và những yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề này. Trên cơ sở này đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước sạch, góp phần ổn định cuộc sống của người dân tái định cư, hướng tới phát triển đô thị bền vững.

Đối tượng nghiên cứu: Tiếp cận và sử dụng nước của người dân tại các khu tái định cư ở Hà Nội hiện nay

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận án đã sử dụng: Phương pháp phân tích tài liệu, Phương pháp quan sát, Phương pháp phỏng vấn sâu, Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi xã hội học và phương pháp xử lý thông tin bằng phần mềm SPSS.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó để có được nguồn thông tin tham khảo lý luận và thực tiễn tương đối đầy đủ và có giá trị cho nghiên cứu về tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt của người dân tái định cư và các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề này.

- Trình bày cơ sở lý luận: hệ thống khái niệm, lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và khái quát địa bàn nghiên cứu.

- Phân tích thực trạng tiếp cận và sử dụng nước của người dân tái định cư ở Hà Nội hiện nay trên các khía cạnh, gồm: tiếp cận về thông tin, về dịch vụ, về giá nước,về chất lượng nước và hành vi sử dụng nước, cách thức sử dụng nước. Bên cạnh đó, luận án lồng ghép các so sánh “dọc” giữa kết quả nghiên cứu của luận án với các nghiên cứu khác và so sánh “ngang” cho thấy sự khác biệt trong tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt ở các nhóm dân tái định cư về quy mô và thành phần hộ gia đình, thu nhập, khu vực sinh sống và các yếu tố khác.

- Chỉ ra những ứng phó của người dân tái định cư ở Hà Nội trong việc tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt (ứng phó ở hai cấp độ: cấp độ hộ gia đình và cấp độ cộng đồng) đồng thời lý giải vấn đề dưới góc nhìn xã hội thông qua các lý thuyết xã hội học.

3.2. Kết luận

- Người dân ở một số khu tái định cư ở Hà Nội hiện nay vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt. Cụ thể: không được tiếp cận đầy đủ thông tin về nước, nước sinh hoạt không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân, chất lượng không đảm bảo, giá nước cao. Trong việc sử dụng nước, tuỳ thuộc địa bàn và loại nước tiếp cận được mà người dân sử dụng loại nước khác nhau cho những mục đích sinh hoạt khác nhau.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng nước của người dân tái định cư là chính sách của nhà nước, thực tế tổ chức thực hiện, điều hành quản lý của các bên liên quan đối với các khu tái định cư và hiện trạng cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội về nước ở khu tái định cư. Ngoài ra, các hộ gia đình có những đặc điểm khác nhau về quy mô, mức sống và loại nhà tái định cư cũng có những khác biệt trong việc tiếp cận và sử dụng nước.

- Những khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân tái định cư đồng thời cũng gây nên nhiều bức xúc trong cộng đồng dân tái định cư về vấn đề này. Trong hoàn cảnh khó khăn khi tiếp cận và sử dụng nước, người dân tái định cư đã có những ứng phó linh hoạt ở hai cấp độ: hộ gia đình và cấp độ cộng đồng.

- Việc thực hiện đúng vai trò của các bên liên quan cùng với việc nâng cao nhận thức, sự tham gia và khả năng tự quản của người dân sẽ góp phần cải thiện việc tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt ở các khu tái định cư, góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống cho bộ phận dân cư này.

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Nguyen Thi Lan

Thesis title: Access to and use of water of relocated people in today’s Ha Noi

Scientific branch of the thesis: Sociology

Major: Sociology                                                        Code: 62.31.03.01

The name of postgraduate training institution: Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University

  1. Thesis purpose and objectives

Thesis purpose: The study aims to show the current status of access to and use of domestic water of relocated people in Ha Noi and the factors influencing this issue. The study makes appropriate recommendations to improve the quality of clean water supply services and contribute to stabilizing the lives of resettled people and towards sustainable urban development. 

Thesis objective: Access to and use of domestic water of relocated people in Ha Noi today

      2. Research methods

Different research methods were employed: Document analysis, participant observation, In-depth interview, Questionnaire survey and Information processing by SPSS software.

     3. Major results and conclusions

3.1. The major results

- Reviewing of previous studies to obtain a relatively comprehensive and relevant source of factual and theoretical information for research on access and usage of domestic water for relocated people and factors affecting this issue. 

- Presenting the theoretical background: conceptual and theoretical systems research methodologies and study’s sites

- Analyzing the current situation of access to and use of water of resettled people in Hanoi in terms of their access to information, services, water prices, water quality and behavior of water usage, how to use water. In addition, the dissertation makes "vertical" comparisons among the results of the thesis and other studies and "horizontal" comparisons which show differences in access to and use of domestic water in resettled people in terms of size and composition of the household, income, place of residence and other factors.

Identifying and analyzing the responses of resettled people to their access to and use of water (responding at two levels: household level and community level). As well as, these issues are explained in terms of social view through sociological theories.

3.2. Conclusions

- Residents in some resettlement areas in Hanoi still face difficulties in accessing and using domestic water. Specifically: do not have access to adequate information on water, water is not enough to meet the needs of people, quality is not guaranteed, high water prices. In using of water, depending on the location and type of water accessible, they use different types of water for different purposes.

- Factors affecting the access and useage of water by the resettled people are government policies, practical implementation and management of stakeholders for resettlement sites and the current status of social water infrastructure services in the resettlement areas. In addition, households with different characteristics in terms of size and composition of the household, income, living area also have differences in accessing to and using of water.

- Difficulties in accessing and using water have a great impact on the daily life of the resettled people and also causing irritation in the resettled community on this issue. In the context of accessing to and using of water, resettlers have responded flexibly at two levels: household level and community level.

- The proper implementation of stakeholders’ roles, together with awareness raising, participation and self-management of relocated people, will contribute to improving accessibility and usage of domestic water in resettlement sites, contributing to ensuring stable life for relocated people.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây