1. Họ và tên học viên: Phan Công Việt 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 18/03/1995 4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận học viên số: 4420/2019/QH-XHNV Ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Cảm quan Phật giáo trong văn xuôi của Nhuỵ Nguyên
8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 8229030.04
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Đức - Khoa Văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã giải quyết được ba nội dung nghiên cứu quan trọng:
Thứ nhất: Luận văn đã đề cập một cách khái quát tới vấn đề cảm quan và cảm quan Phật giáo. Đồng thời, luận văn cũng giới thiệu về tác giả mới Nhụy Nguyên, đặc biệt là chỉ ra quan niệm về tư tưởng Phật giáo trong các sáng tác của anh. Qua đó thấy được sự thành công và những đóng góp mới mẻ của Nhụy Nguyên trong văn học Phật giáo nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Thứ hai: Luận văn đã tìm hiểu, nghiên cứu về cảm quan Phật giáo trong văn xuôi Nhụy Nguyên từ các góc độ nội dung tư tưởng, triết lý nhân sinh, văn hóa, thông qua việc phân tích cụ thể một số tác phẩm nổi bật của nhà văn như: truyện ngắn Trôi trên dòng thời gian trắng xoá, Bóng thuyền ảnh hiện, tuỳ bút Ngôi nhà của cỏ, v.v. Từ đó chúng tôi khẳng định những giá trị tư tưởng Phật giáo trong văn xuôi của Nhuỵ Nguyên là đậm chất và liên tục.
Thứ ba: Luận văn đã tập trung tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu, độc đáo của ngòi bút văn xuôi Nhuỵ Nguyên trên các phương thức thể hiện: Không gian - thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật. Nhờ những tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật sáng tác nên các tác phẩm văn xuôi của Nhụy Nguyên không chỉ mang đậm cảm quan Phật giáo mà còn tạo nên dấu ấn riêng trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại.
Tóm lại, với luận văn này chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích những đặc điểm nổi bật về nội dung tư tưởng, triết lý Phật giáo cùng những bình diện nghệ thuật đặc sắc trong văn xuôi của Nhuỵ Nguyên. Các sáng tác của anh đã tạo nên một thế giới văn chương mới mẻ, vừa có chiều sâu về nội dung tư tưởng, vừa có sức hấp dẫn cuốn hút trong nghệ thuật biểu hiện. Có thể khẳng định: “Nhuỵ Nguyên là yếu tố đã góp phần làm mới mẻ cho một thời đại của văn học Phật giáo Việt Nam”.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Không có
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Từ việc triển khai nghiên cứu luận văn Cảm quan Phật giáo trong văn xuôi của Nhuỵ Nguyên, có thể mở ra nhiều hướng nghiên cứu tiếp theo như:
- Cảm quan Phật giáo trong truyện ngắn Việt Nam đương đại.
- Cảm quan Phật giáo trong văn xuôi Việt Nam đương đại.
- Cảm quan Phật giáo trong văn học Việt Nam đương đại.
- Cảm quan Phật giáo trong đối sánh giữa văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Phan Công Việt 2. Sex: Male
3. Date of birth: 18/03/1995 4. Place of birth: Nghệ An
5. Admission decision number: 4420/2019/QH-XHNV signed by VNU University of Social Sciences and Humanities’s Academic Director Dated 26/11/2019
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Buddhism sensory in Nhụy Nguyên’s prose
8. Major: Vietnamese literature 9. Code: 8229030.04
10. Supervisors: Associate professor PhD Hà Văn Đức - Literature Faculty, VNU University of Social Sciences and Humanities.
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis solved three main subjects:
Firstly, the thesis broadly mentions sensory and Buddhism sensory. It also introduces the newly debuted Nhụy Nguyên and addresses his idea of Buddhism throughout his works. The thesis features his success and contribution to Buddhism literature and also Vietnamese literature as a whole.
Secondly, the thesis studies the Buddhism sensory in Nhụy Nguyên’s prose in idea content, life philosophy, and culture by thoroughly dissecting his featured works such as Trôi trên dòng thời gian trắng xoá (short stody), Bóng thuyền ảnh hiện, Ngôi nhà của cỏ (essay), and others. Thus, we conclude that the value of Buddhism ideas in Nhụy Nguyên works are characterized and consistent.
Thirdly, the thesis focuses on the unique artistic features of Nhụy Nguyên’s prose at space-time, language, and tone aspects. With his literature discovery and creativity, Nhụy Nguyên’s works deliver a strong sense of Buddhism sensory while marking their stance in Vietnam’s literature continuity.
In short, the thesis studied, researched, and analyzed the highlights in content, Buddhism philosophy, along with the featured artistic plane in Nhụy Nguyên’s work. His prose created a new world of literature where it demonstrates the depth of content while embodying the art of delivery. It goes without saying that Nhụy Nguyên contributed to refreshing a whole era of Vietnam’s Buddhism literature.
12. Practical applicability, if any: No
13. Further research directions, if any:
The findings in the thesis point at:
- Buddhism sensory in contemporary short stories.
- Buddhism sensory in Vietnamese’s prose.
- Buddism sensory in Vietnamese contemporary literature.
- Buddhism sensory in comparison between Vietnam’s medieval and contemporary literature.
14. Thesis-related publications: No