1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hoa Lê 2. Giới tính: nữ
3. Ngày sinh: 22-6-1976
4. Nơi sinh: huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014//XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu văn chương Nôm của các tác giả họ Nguyễn ở Tiên Điền, Hà Tĩnh
8. Chuyên ngành: Hán Nôm 9. Mã số: 62.22.01.04
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Hoàng Thị Ngọ
2. PGS.TS Trần Trọng Dương
11. Tóm tắt kết quả mới của luận án:
- Luận án đã minh định một số khái niệm có tính lý thuyết như: dòng văn, dòng văn học, “lưu phái” (文學流派), “văn phái” (文派), văn chương dòng họ (家族文學 gia tộc văn học). Dựa trên các tư liệu bi ký, các tác phẩm Hán Nôm của các dòng họ, luận án cho rằng, “văn phái” là một khái niệm bản địa của văn học trung đại Việt Nam, do các nhà Nho Việt Nam sử dụng để tự nhận thức về dòng phái văn học của mình, với nghĩa là “văn chương gia tộc”. Luận án cho rằng, từ quan điểm của chủ thể văn hóa, và từ giá trị văn chương của dòng họ Nguyễn Tiên Điền có cơ sở để nghĩ đến khái niệm “Tiên Điền văn phái” hay rộng hơn là “Hồng Sơn văn phái” như gợi ý của Hoàng Xuân Hãn.
- Luận án đã thu thập và hệ thống hóa tác giả và tác phẩm của họ Nguyễn Tiên Điền từ những phát hiện giới thiệu của học giới, nghiên cứu giới nằm rải rác trong các sách báo, tạp chí trung ương, địa phương và từ các tài liệu Hán Nôm.
- Qua nghiên cứu về tác giả, tác phẩm, văn bản của họ Nguyễn Tiên Điền, luận án đã thu nhận được: Về số lượng tác giả họ Nguyễn Tiên Điền còn thơ văn Nôm có 8 người, trong đó có 1 tác giả nữ. Về số lượng tác phẩm có 25. Có 6 tác phẩm có tồn nghi về tác giả, luận án đã tìm cứ liệu chứng minh và xác định đều là tác phẩm của các tác giả họ Nguyễn Tiên Điền.
Trong 25 tác phẩm có 7 tác phẩm hiện chưa tìm thấy văn bản Nôm, 8 tác phẩm thuộc diện độc bản, 10 tác phẩm có dị bản thì Truyện Kiều là tác phẩm có nhiều dị bản nhất (50 dị bản).
Qua so sánh, phân tích, luận án đã chỉ ra được vị trí đặc biệt của mảng văn Nôm họ Nguyễn Tiên Điền trong dòng văn học Nôm nói riêng và văn học trung đại nói chung: đó là dòng họ trung tâm đưa đến những thay đổi của văn học dân tộc giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Từ những nghiên cứu cụ thể về thơ văn Nôm của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, chúng tôi đề xuất hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo là sưu tập, nghiên cứu thơ văn bao gồm cả hai mảng sáng tác Hán Nôm của dòng họ Nguyễn Tiên Điền; riêng Truyện Kiều đã có từ điển, vậy có thể làm cuốn từ điển về thơ văn Nôm của cả dòng họ để trên cơ sở đó tìm hiểu những đặc trưng ngôn ngữ của thơ văn Nôm của họ Nguyễn Tiên Điền nhằm làm cơ sở tìm lại những tác phẩm Nôm của dòng họ đã bị mất.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1). Nguyễn Thị Hoa Lê (2016), “Nghiên cứu văn bản Siêu thần chân kinh và vấn đề duyệt chính Lý triều Quốc sư Thánh tổ kệ dẫn”, Tạp chí Hán Nôm (4), tr.45-58.
2). Nguyễn Thị Hoa Lê (2017), “Văn Giang Giác phu: người đưa tập tư liệu để Đông Hồ Lê Văn Diễn biên soạn sách Nghi Xuân địa chí là ai”, Thông báo Hán Nôm 2016, NXB Thế giới, Hà Nội, tr. 428-434.
3). Nguyễn Thị Hoa Lê (2017), “Suy nghĩ thêm về việc phiên âm Thuật hoài phú của Nguyễn Khản”, Nghiên cứu Hán Nôm 2017, NXB Thế giới, Hà Nội, tr.443-465.
4). Nguyễn Thị Hoa Lê (2018), “Điển cố trong Thuật hoài phú (Tự tình khúc) của Nguyễn Khản từ góc nhìn liên văn bản”, Ngôn ngữ & Văn chương những chặng đường nghiên cứu, NXB Đại học Vinh, tr.148-172.
5). Nguyễn Thị Hoa Lê (2018), “Hành trạng Nguyễn Khản và hai bài ca trù còn lại của ông”, Tạp chí Hán Nôm (5), tr.23- 35.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Hoa Le 2. Sex: Female
3. Date of birth: 22/06/1976
4. Place of birth: Ky Anh, Ha Tinh province
5. Admission decision number: 3216/2014/XHNV-SĐH Dated 31/12/2014 by Rector of USSH, VNU
6. Changes in academic process: không
7. Official thesis title: A Study on vernacular Nom literature o by Nguyen authors in Tien Dien, Ha Tinh
8. Major: Sino-Nom Studies 9. Code: 62.22.01.04
10. Supervisors:
1). PGS.TS Hoang Thi Ngo
2). PGS.TS Tran Trong Dương
11. Summary of the new findings of the thesis:
-The thesis has clarified a number of theoretical concepts such as lines of literature, literary lines, "wenxueliupai" (文學 流派), "van phai" (文 派), dosmetic literature (家族 文學 clan literary). Based on the stone stele documents, the Sino-Nom works, the thesis considers that "van phai" is an indigenous concept of medieval Vietnamese literature, used by Vietnamese Confucians to self-awareness of his literary lineage, which means "dosmetic literature". The thesis thinks that, from the point of view of the cultural subject, and from the literary value of the Nguyen Tien Dien family, there is a basis to think of the concept of "Tien Dien's sect", or more broadly, "Hong Son’s sect" as suggested by Hoang Xuan Han.
- The thesis has collected and systematized the author and their work Nguyen Tien Dien from the introductory findings of the school, gender studies scattered in books, newspapers, central and local journals and from other Han Nom materials sources.
- Regarding the number of authors of the family name Nguyen Tien Dien, there are eight authors who have Nôm vernacular works, including one female author. About the number of works has 25 works. There are 6 works that still have doubts about the author, the thesis has found evidence to prove and determined that all are the works of the authors Nguyen Tien Dien. Among 25 works, there are 7 works which have not been found in Nôm text yet, 8 works in the exclusive category, 10 works with a variation, The Story of Kiều is the work with the most versions (50 copies).
- Through comparison, analysis and analysis, the thesis has pointed out the special position of Nom literature of the Nguyen Tien Dien family in the Nom literature in particular and medieval literature in general: it is the central family line leading to changes change of national literature in the second half of the eighteenth century to the first half of the nineteenth century.
12. Practical applicability, if any: No
13. Further research directions, if any:
From the specific studies on Nom poetry of the Nguyen Tien Dien family, we propose the next research development direction is to collect and study poetry including both Han Nom compositions of the Nguyen Tien family. Fill in; Particularly, Truyen Kieu has a dictionary, so it is possible to make a dictionary of Nom poetry of the whole family so that on that basis, we can learn the linguistic features of Nguyen Tien Dien's Nom poetry to serve as a basis to find out. Nom works of the family have been lost.
14. Thesis-related publications:
1). Nguyen Thi Hoa Le (2016), “The study of Sieu than chan kinh problem about main browsing Ly trieu Quoc su thanh to ke dan”, Han Nom Review (4), page 45-58.
2). Nguyen Thi Hoa Le (2017), “Van Giang Giac phu: the identity of the man who gave the document to Dong Ho Le Van Dien to complitate the book Nghi xuan dia chi” Announcement of Han Nom 2016, The Gioi publisher, Hanoi, page 428-434.
3). Nguyen Thi Hoa Le (2018), “Opinion about transcribing phonetically Thuat hoai phu of Nguyen Khan”, Han Nom Review 2017, The Gioi Publisher, Hanoi, page 443-465.
4). Nguyen Thi Hoa Le (2018), “Historical References in Thuat hoai phu (Tu tinh khuc) of Nguyen Khan from the view of inter text”, Researching process of Language & Literature, Vinh University Publisher, page 148-172.
5). Nguyen Thi Hoa Le (2018), “Nguyen Khan’s life history and his two ca tru songs”, Han Nom Review (5), page 23-25.