1. Họ và tên học viên: ĐẶNG THỊ OANH 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 15/05/1972
4. Nơi sinh: Lai Châu
5. Quyết định công nhận học viên số: 4420/2019-QĐ-XHNV Ngày 26/11/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên không gian văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”
8. Chuyên ngành: Du lịch; 9. Mã số: 8810101
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thúy Anh, Khoa Du lịch học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Luận văn đã mô thuật, nghiên cứu, phân tích về không gian văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từ đó chỉ ra và khẳng định: không gian văn hóa này là tài nguyên du lịch độc đáo có thể khai thác để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù phục vụ phát triển du lịch của địa phương.
- Luận văn đã khảo sát, đánh giá về sản phẩm du lịch đặc thù của Bát Xát và các điều kiện liên quan đến phát triển sản phẩm du lịch đặc thù từ việc khai thác không gian văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Đen ở Bát Xát (điều kiện tiếp cận điểm đến, cơ sở hạ tầng, sức chứa, giá cả...). Từ đó, khẳng định Bát Bát có đủ các điều kiện thuận lợi để khai thác không gian văn hóa này để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù từ việc khai thác không gian văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Đen tại địa phương để phục vụ phát triển du lịch.
- Luận văn đã nghiên cứu phát triển 06 sản phẩm du lịch đặc thù từ không gian văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Đen:
(1). Tham quan rừng già - xã Y Tý (Khu vực người Hà Nhì Đen sinh sống - Nhà nước quản lý)
(2). Săn mây - xã Y Tý, Nậm Pung
(3) Thăm quan thôn Choản Thèn – người Hà Nhì Đen - xã Y tý
(4) Trải nghiệm Lễ hội Khô Già Già của người Hà Nhì Đen - xã Nậm Pung, Y Tý, Trịnh tường, A Lù
(5) Nhà trình tường người Hà Nhì Đen - xã Y Tý, Nậm Pung, Trịnh Tường, A Lù
(6) Thăm quan Ruộng bậc thang của người Hà Nhì Đen - xã Y Tý, Trịnh tường, Ngài Thầu, Nậm Pung, A Lù.
- Luận văn cũng đề xuất 08 nhóm giải pháp giúp các cấp các ngành và nhân dân địa phương áp dụng 06 sản phẩm du lịch đặc thù mà đề tài đã xây dựng vào phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bát Xát – nơi có người Hà Nhì Đen cư trú.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
Các định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù từ việc khai thác văn hóa sinh thái của người Hà Nhì Đen mà đề tài đã xây dựng có thể ứng dụng triển khai tại vùng có người Hà Nhì Đen cư trú trên địa bàn huyện Bát Xát, đặc biệt là các xã Trịnh Tường, Nậm Pung, Y Tý - là những nơi du khách có thể tiếp cận điểm đến tương đối thuận lợi. Mặt khác, những xã này, hoạt động du lịch đã và đang diễn ra ở các mức độ khác nhau. Vì thế ứng dụng các mô hình phát triển sản phẩm này sẽ giúp địa phương nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút khách đến với địa phương nhiều hơn và tăng thời gian lưu trú của du khách.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
- Nghiên cứu theo hướng mở rộng tài nguyên du lịch: Nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch từ khai thác các không gian văn hóa của người Hà Nhì Đen ở Bát Xát (Không chỉ là không gian văn hóa sinh thái)
- Nghiên cứu theo hướng ứng dụng đối với không gian văn hóa sinh thái của các dân tộc khác trong vùng: Mông, Dao, Giáy… để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.
14. Các công trình đó công bố có liên quan đến luận văn:
(1). Đặng Thị Oanh (2008), “Những ứng xử của người Hà Nhì ở Điện Biên, Lai Châu với nguồn nước”, Hội Thảo quốc tế về người Hà Nhì – huyện Lục Xuân – Vân Nam – Trung quốc, Tháng 11/2008).
(2). Đặng Thị Oanh và Hoàng Mạnh Linh (2020), «Nghiên cứu TNDL Bát Xát, Lào Cai trong xây dựng SPDLĐT của địa phương», Tạp chí Văn hóa học của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, số tháng 12/2020.
(3). Đặng Thị Oanh (2020), «Phân tích lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh điểm đến du lịch xã Y Tý huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai », Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật – Cơ quan lý luận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số tháng 12/2020.
(4). Đặng Thị Oanh (2020), «Sự tham gia của người Hà Nhì Đen ở Y Tý trong phát triển du lịch bền vững tại địa phương », Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 225 (16)/2020.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: DANG THI OANH; 2. Sex: Female
3. Date of birth: May 15, 1972; 4. Place of birth: Lai Chau
5. Admission decision number: 4420/2019-QD-XHNV dated November 26, 2019 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: "Developing specific tourism products based on the ecolgically cultural space of the Black Ha Nhi people in Bat Xat district, Lao Cai province"
8. Major: Tourism; 9. Code: 8810101
10. Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Tran Thuy Anh, Faculty of Tourism Studies, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
11. Summary of the results of the thesis:
- The thesis has described, researched and analyzed the ecologically cultural space of the Black Ha Nhi people in Bat Xat district, Lao Cai province. That point out and confirm: this cultural space is unique tourism resource that can be exploited to build and develop specific tourism products to serve the local tourism development.
- The thesis has surveyed and evaluated the specific tourism products of Bat Xat and the conditions related to the development of specific tourism products from the exploitation of the ecologically cultural space of the Black Ha Nhi people in the area. Bat Xat (access to destination, infrastructure, capacity, price...). From there, it is confirmed that Bat Xat has enough favorable conditions to exploit this cultural space to build and develop specific tourism products from the exploitation of the ecologically cultural space of the Black Ha Nhi people in local for tourism development.
- The thesis has researched and developed 06 specific tourism products from the ecologically cultural space of the Black Ha Nhi people:
(1). Visiting the old forest - Y Ty commune (The area where the Black Ha Nhi live - State management)
(2). Hunting clouds - Y Ty commune, Nam Pung
(3) Visiting Choan Then village - Black Ha Nhi people - Y ty commune
(4) Experience the Dry Old Age Festival of the Black Ha Nhi people - Nam Pung, Y Ty, Trinh Tuong, A Lu
(5) House of Black Ha Nhi people - Y Ty commune, Nam Pung, Trinh Tuong, A Lu
(6) Visiting the terraced fields of the Black Ha Nhi people - Y Ty, Trinh Tuong, Ngai Thau, Nam Pung, A Lu.
- The thesis also proposes 08 groups of solutions to help all levels of sectors and local people apply 06 specific tourism products that the topic has built into tourism development in Bat Xat district which Ha Nhi Black resides.
12. Practical applicability: (if any)
The specific tourism product development orientations from the exploitation of the ecological culture of the Black Ha Nhi people that the project has built, can be applied and deployed in the area where the Black Ha Nhi people reside in Bat Xát district. Especially in the communes of Trinh Tuong, Nam Pung and Y Ty - are places where tourists can access the destination relatively conveniently. On the other hand, in these communes, tourism activities have been taking place at different levels. Therefore, the application of these product development models will help the locality improves product quality, attracts more visitors to the locality and increase the length of stay of tourists.
13. Further research directions: (if any)
- Research in the direction of expanding tourism resources: Research and develop tourism products from exploiting the cultural spaces of the Black Ha Nhi people in Bat Xat (Not just an ecologically cultural space)
- Research in the direction of application to the ecologically cultural space of other ethnic groups in the region: Mong, Dao, Giay... to develop specific tourism products of the locality.
14. Thesis-related publications
(1). Dang Thi Oanh (2008), "The behavior of Ha Nhi people in Dien Bien, Lai Chau with water resources", International Workshop on Ha Nhi people - Luc Xuan district - Yunnan - China, November 2008).
(2). Dang Thi Oanh and Hoang Manh Linh (2020), «Research on tourism resources of Bat Xat, Lao Cai in building local e-tourism products», Journal of Culture of the Ministry of Culture, Sports and Tourism, December 2020.
(3). Dang Thi Oanh (2020), «Analysis of comparative advantages and competitive advantages of tourist destinations in Y Ty commune, Bat Xat district, Lao Cai province », Art and Culture Magazine – Theory of the Ministry of Culture, Sports and Tourism, December 2020 issue.
(4). Dang Thi Oanh (2020), «Participation of Black Ha Nhi people in Y Ty in local sustainable tourism development », Journal of Science & Technology of Thai Nguyen University, 225 (16)/2020.