1. Họ và tên học viên: Lê Hà My
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 14/09/1996
4. Nơi sinh: TP. Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận học viên số: 3617/2018/QĐ-XHNV, ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đạo tạo: (ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng): Quyết định kéo dài thời gian học tập số 2012/QĐ-XHNV ngày 10 tháng 11 năm 2020: Gia hạn thời gian thêm 06 tháng
7. Tên đề tài luận văn: Số phận con lai Pháp - Việt ở Việt Nam (giai đoạn 1890 - 1956)
8. Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới; Mã số: 8229010.03
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Thủy - Khoa Lịch sử - trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: luận văn tập trung làm rõ số phận của con lai Pháp - Việt trong xã hội Việt Nam thời thuộc địa và những năm đầu sau độc lập. Luận văn phân tích bối cảnh Việt Nam trong giai đoạn 1890 - 1956; chỉ ra nguồn gốc ra đời của con lai Pháp - Việt; phân tích các chính sách quản lý, giáo dục con lai Pháp - Việt của chính quyền thực dân Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm đầu sau Độc lập năm 1945. Luận văn cũng phân tích việc thực thi và đánh giá tác động của những chính sách liên quan đến con lai Pháp-Việt. Thông qua việc phân tích sự thay đổi về số phận của con lai Pháp - Việt từ giai đoạn thuộc địa sang hậu thuộc địa, luận văn làm sáng tỏ cách thức mà chính quyền thực dân Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối diện với vấn đề con lai - vấn đề xã hội nảy sinh từ hệ quả của chế độ thuộc địa của thực dân Pháp. Bên cạnh đó, luận văn cũng phản ánh khía cạnh giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây, nhất là về phương diện con người - nhân chủng học của vấn đề thực dân và giải trừ thực dân.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận văn giúp người đọc hiểu được một phần của lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn Pháp thuộc và những năm đầu sau khi giành được độc lập. Luận văn có thể cung cấp những hàm ý về chính sách đối với vấn đề con lai trong xã hội Việt Nam hiện nay.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Từ những nghiên cứu về số phận con lai Pháp - Việt, trong tương lai học viên mong muốn sẽ tiếp tục nghiên cứu về xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc dưới tác động của chính quyền thuộc địa Pháp. Học viên cũng mong muốn tiếp tục tìm hiểu về hiện trạng của con lai trong xã hội Việt Nam kể từ sau độc lập đến nay.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : LE HA MY 2. Sex: Female
3. Date of birth: 14/09/1996 4. Place of birth: Thai Nguyen - Viet Nam
5. Admission decision number: No. 3617/2018/QĐ-XHNV, December 4th, 2018 of Rector of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: Decision to extend the study period No. 2012/QD-XHNV, November 10th,2020: Extend for another 6 months
7. Official thesis title: The fate of the French - Vietnamese half-caste in Vietnam (1890 - 1956)
8. Major: World history 9. Code: 8229010.03
10. Supervisors: Assoc.Prof. Pham Van Thuy, PhD. - Lecturer of the Faculty of History, University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.
11. Summary of the findings of the thesis: The thesis focuses on clarifying the position of French - Vietnamese mixed blood children (metis) in Vietnamese society during the colonial era and immediate years after Independence of 1945. The thesis first contextualize the Vietnamese society during 1890 - 1956 leading to the birth of the French - Vietnamese mixed blood children. Attention is given to the policies of the French colonial government and the government of the Democratic Republic of Vietnam with regard to the French - Vietnamese metis, particularly the policies on education, management, and employment. The implementation and the impact of the metis policies are also part of the analysis. In general, the thesis presents the changing fate of the French - Vietnamese metis from colonial to post-colonial periods, by which this thesis seeks to explain how the French colonial government and the government of the Democratic Republic of Vietnam dealt with the mixed blood children issue - an important social and culture problem ensuing from the French colonialism. The thesis also discusses the cultural interaction between Vietnam and the West, especially in terms of human relations and colonization.
12. Practical applicability (if any): The thesis helps readers understand an important part of the history of Vietnamese society during the French colonial period and the early years after independence. The thesis also provides implications for the policy on the mixed blood children in the modern society.
13. Further research directions (if any): Further research on the Vietnamese colonial society and the fate of French-Vietnamese mixed blood children in postcolonial period in Vietnam.
14. Thesis-related publications: