1. Họ và tên học viên: Đồng Thị Phượng 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 20/11/1993
4. Nơi sinh: Kim Anh- Kim Thành- Hải Dương
5. Quyết định công nhận học viên số: 3379/2017/QĐ-XHNV-ĐT, ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Trị liệu lo âu cho trẻ em
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng Mã số: Thí điểm
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Sau quá trình nghiên cứu tài liệu về rối loạn lo âu và các vấn đề có liên quan, chúng tôi hệ thống hoá các lý thuyết cơ bản cũng như thực tiễn trị liệu của rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu là một trạng thái rối loạn cảm xúc được biểu hiện một cách rõ rệt bởi trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, mất tập trung, tăng trạng thái cơ thể như căng cơ, bồn chồn tay chân, tim đập nhanh, nóng bừng mặt; hành vi, ứng xử thể hiện quá mức như la hét, cáu gắt, tác động vào các mặt hoạt hoạt động, mối quan hệ xã hội và các biểu hiện kéo dài ít nhất 6 tháng.
Để đánh giá và chẩn đoán các vấn đề sức khỏe tâm thần trong đó có rối loạn lo âu chúng ta có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như quan sát, hỏi chuyện lâm sàng dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu theo DSM-5, ICD-10 và kết quả một số thang đo như: thang đánh giá trầm cảm RCADS-C, CDI, thang lo âu tổng quát dành cho trẻ em.
Sau quá trình đánh giá và trị liệu, nhà tâm lý nhận định đây là một ca lâm sàng phức tạp, khá điển hình cho rối loạn lo âu. Hoàn cảnh gia đình và những trải nghiệm cá nhân là những yếu tố gây lên những lo âu cho thân chủ.
Luận văn đã sử dụng chủ yếu là tiếp cận nhận thức – hành vi nhằm giải quyết các vấn đề khác nhau của thân chủ. Có thể nói, một khía cạnh quan trọng của trị liệu tâm lí cho người có rối loạn lo âu là nhà trị liệu sử dụng biện pháp giáo dục tâm lí để giúp cho thân chủ nâng cao hiểu biết về rối nhiễu tâm lý gây ra ở thân chủ như thế nào. Liệu pháp nhận thức- hành vi (CBT) tác động vào nhận thức của thân chủ vào những niềm tin phi chức năng, những suy nghĩ tự động tiêu cực. Đồng thời liệu pháp này trang bị cho thân chủ những kĩ năng ứng phó hiệu quả với những khó khăn tâm lý.
Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều trường hợp trẻ em có rối loạn lo âu nhưng chỉ một số ít người được hỗ trợ về tâm lí chuyên nghiệp. Chỉ một số trường quốc tế hiện nay mới có phòng hỗ trợ tâm lý để giúp các em học sinh giải quyết những vấn đề kịp thời. Điều này cũng là trở ngại cho các em học sinh vì đôi khi em cũng không dám nói ra với bố mẹ của mình để đi đến gặp các nhà trị liệu.
Sau 16 phiên trị liệu được thực hiện trong hai giai đoạn trị liệu và quá trình theo dõi sau trị liệu đã được 2 tháng nhà tâm lý nhận thấy thân chủ đã hết các triệu chứng của lo âu như: lo lắng quá độ, khó ngủ, dễ cáu gắt, hành vi quá khích, ném đồ, chửi bậy và các biểu hiện thể lý như: đổ mồ hôi tay, tim đập nhanh, tức ngực. Những triệu chứng ban đầu của trầm cảm như: giảm năng lượng, né tránh tiếp xúc với mọi người, đánh giá tiêu cực bản thân, về cuộc sống và về tương lai của mình cũng được khắc phục.
Việc phòng ngừa các rối nhiễu tâm lý cũng được chú trọng thông qua việc gia tăng nhận thức của thân chủ về sức khoẻ tinh thần cũng như cung cấp các kiến thức, kĩ năng ứng phó tích cực hiệu quả.
Trong nghiên cứu này, thân chủ có hoàn cảnh đặc biệt, dù mới 12 tuổi nhưng thân chủ lại có những năng lực cảm nhận cảm xúc và quan sát già dặn hơn so với tuổi. Những trải nghiệm cá nhân không tốt về gia đình và hoàn cảnh hiện tại nên dẫn tới những rối loạn lo âu như vậy.
Luận văn đã sử dụng tích hợp các liệu pháp với liệu pháp nhận thức- hành vi là trọng tâm nhằm giải quyết các vấn đề khác nhau của thân chủ.
Qua quá trình trị liệu và theo dõi sau trị liệu, chúng tôi nhận thấy thân chủ có đáp ứng tốt với quá trình trị liệu. Về nhận thức: thân chủ đã đã loại bỏ được những niềm tin phi chức năng, giảm tự ti về hoàn cảnh của mình, đánh giá bản thân tích cực hơn. Về cảm xúc: giảm các cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, xấu hổ, lo lắng, thù hận. Đồng thời có trải nghiệm các cảm xúc tích cực như vui vẻ, hạnh phúc, hào hứng cảm xúc được duy trì ổn định hơn. Về hành vi: thân chủ thay thế hành vi khi căng thẳng bằng việc tập thư giãn, tham gia vào các hoạt động có ích như: làm việc nhà, tương tác với mọi người. Môi trường xã hội xung quanh thân chủ cũng có sự cải thiện qua sự thay đổi nhận thức về bố và bạn bè, đặc biệt là bạn khác giới.
Thân chủ có thể tiếp nhận và sử dụng linh hoạt các kĩ thuật, kĩ năng được hướng dẫn. Các kĩ thuật đem lại hiệu quả tốt, giúp thân chủ có thể tự kiểm soát được các vấn đề của bản thân cũng như các phát triển kĩ năng tương tác xã hội.
Trị liệu tâm lý đem lại nhiều hiệu quả trong việc hỗ trợ thân chủ trong việc điều chỉnh lại những niềm tin tiêu cực của thân chủ về bản thân, về mọi người xung quanh và về cuộc sống. Quá trình trị liệu cũng đã vận dụng kết hợp linh hoạt các kĩ thuật thuộc các cách tiếp cận khác nhau mà đặc biệt là tiếp cận nhận thức – hành vi để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ. Nhà trị liệu cũng đã nỗ lực trong việc tìm kiếm thêm các nguồn lực hỗ trợ xã hội khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thân chủ.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Với những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã cung cấp một bức tranh tổng quan về rối loạn lo âu trẻ em và các phương pháp trị liệu. Từ đó cho thấy việc đánh giá, sàng lọc, phát hiện những nguy cơ rối loạn âu ở trẻ em là rất quan trọng, bên cạnh đó các dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong nhà trường, các tổ chức xã hội cũng đóng vai trò không nhỏ như: gia đình cần nâng cao sự gắn kết với con cái, nhà trường cần đề xuất các giải pháp hỗ trợ tâm lý học đường để giúp các em có một môi trường phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION OF MASTER’S THESIS
1. Full name: Phuong Thi Dong 2. Sex: Female
3. Date of birth: 20th November 1993
4. Place of birth: Kim Anh- Kim Thanh- Hai Duong
5. Decision of student recognition No: 3379/2017/QĐ-XHNV-ĐT of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in training course: None
7. Official thesis title: Anxiety therapy for children
8. Major: Psychotherapy Code: Piloting
9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Minh Hang
10. Summary of the theses results:
Following the literature review of anxiety disorders and related issues, we codified the basic theories as well as the therapeutic practices of anxiety disorders. Anxiety Disorder is an emotional disorder marked by stress, fatigue, loss of concentration, increased body states such as muscle tension, restlessness, restlessness, tachycardia, hot flushes; Excessive behaviors and behaviors such as screaming, irritability, impact on activities, social relationships, and manifestations last for at least 6 months.
To evaluate and diagnose mental health problems including anxiety disorder, we can combine many different methods such as observation, clinical questioning based on standard of diagnosis of anxiety disorder. DSM-5, ICD-10 and results of some scales such as: RCADS-C depression rating scale, CDI, general anxiety scale for children.
After the assessment and therapy process, the psychologist identified this as a complicated clinical case, quite typical for anxiety disorder. Family circumstances and personal experiences are factors that cause a client's anxiety.
The thesis has mainly used cognitive-behavioral approach to solve different problems of the client. It can be said that an important aspect of psychotherapy for people with anxiety disorders is that therapists use psychological education to help clients improve their understanding of the psychological disturbances caused in the home. the client like. Cognitive behavioral therapy (CBT) affects the client's perception of non-functional beliefs, negative automatic thoughts. At the same time, this therapy equips the client with skills to effectively cope with psychological difficulties.
In fact, there are more and more cases of children with anxiety disorders, but only a few people receive professional psychological support. Only a few international schools today have psychological support rooms to help students solve problems promptly. This is also a problem for students because sometimes they do not dare talk to their parents to go to the therapists.
After 16 sessions of therapy conducted in two treatment phases and follow-up after 2 months of therapy, psychologists found that the client was free of symptoms of anxiety such as: excessive anxiety, difficulty sleeping. , easily irritable, aggressive behavior, throwing things, cursing and physical manifestations such as: sweating hands, heart palpitations, chest tightness. Early symptoms of depression such as reduced energy, avoidance of people, negative self-assessment, life and future are also overcome.
The prevention of psychological disturbances is also focused on increasing the client's awareness of mental health as well as providing knowledge and skills to effectively respond.
In this study, the client had special circumstances, even though he was only 12 years old, but the client had the abilities to sense emotions and to observe older than his age. Negative personal experiences with families and current circumstances should lead to such anxiety disorders.
The thesis has used the integration of therapies with cognitive-behavioral therapy as the focus to solve different client problems.
Through the process of therapy and follow-up after therapy, we found that the client responded well to the treatment process. Awareness: clients have eliminated non-functional beliefs, reduced self-esteem about their situation, and made self-assessment more positively. About emotions: reducing negative emotions such as fear, shame, anxiety, hatred. At the same time, experiences of positive emotions such as happiness, happiness, and emotional excitement are maintained more stable. Behavioral: client replaces stressful behavior by practicing relaxation, participating in beneficial activities such as: chores, chores, interacting with others. The social environment around the client also improved through the change in perception of dad and friends, especially of the opposite sex.
Clients can receive and flexibly use instructional techniques and skills. The techniques are effective, helping clients to control their own problems as well as developing social interaction skills.
Psychotherapy is very effective in assisting clients in correcting clients' negative beliefs about themselves, about everyone around them, and about life. The treatment process has also applied a flexible combination of techniques of different approaches, especially cognitive-behavioral approaches, in order to bring the best effect to the child. The therapist has also made every effort to seek out other social support resources to facilitate clients.12.
11. Practical applicability in practice
With the results obtained from the theoretical and practical research process, the thesis provides an overview of children's anxiety disorders and therapeutic methods. From there, it shows that the assessment, screening, and detection of the risks of anxiety disorders in children are very important, in addition to psychological support services in schools, social organizations also play the role Not small such as: families need to improve the connection with their children, schools need to propose solutions to support school psychology to help children have a comprehensive development environment both physically and mentally.
12. Further research directions, if any: None
13. Thesis-related publications: None