1. Họ và tên học viên: Nguyễn Minh Tuấn 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 21/06/1994
4. Nơi sinh: TP HCM
5. Quyết định công nhận học viên cao học số 1765/2018/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 6 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 542/QĐ-XHNV ngày 04 tháng 05 năm 2020 và Quyết định số 2102/QĐ-XHNV ngày 10 tháng 11 năm 2020.
7. Tên đề tài luận văn tốt nghiệp: Diễn ngôn về Đông Dương qua các phim "Người tình" và "Đập ngăn Thái Bình Dương"
8. Chuyên ngành: Lí luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình
Mã số: 8210232.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thuỳ Linh
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Không gian Đông Dương thông qua cái nhìn của Marguerite Duras qua hai tác phẩm Người tình và Đập ngăn Thái Bình Dương đến sự chuyển hoá thành tác phẩm điện ảnh là cả một quá trình kí ức đầy biến động về những năm tháng khi bà cùng gia đình mình sống ở Đông Dương. Qua các tác phẩm có thể dễ dàng nhận thấy Đông Dương hiện lên một cách vô cùng rõ ràng và sắc nét qua từng khung cảnh, từng trang viết, từng con người, từng nhân vật, từng cử chỉ. Sự kỳ thị văn hoá thuộc địa, sự hoà nhập văn hóa ngoại lai và cái nhìn về số phận con người.
Thông qua Người tình và Đập ngăn Thái Bình Dương, Đông Dương hiện lên một cách đầy huyền bí và hấp dẫn bởi sự sơ khai của mình những năm đầu của Thế kỷ XX. Dưới con mắt của một nhà văn, nhà soạn kịch và nhà làm phim M.Duras, Đông Dương là một đề tài thú vị bất tận mà bà có thể khai thác từ hết tác phẩm này đến tác phẩm khác, chỉ trong cùng một câu chuyện, điển hình như Người tình, Người tình Hoa bắc và Đập ngăn Thái Bình Dương. Không chỉ văn học, M.Duras còn thành công cả ở lĩnh vực sân khấu và điện ảnh, với cùng một chất liệu là Đông Dương.
M.Duras đã thông qua những tác phẩm của mình, miêu tả một cách chân thực nhất về văn hoá đa sắc tộc với nhiều góc nhìn đa dạng. Và qua đó, thế giới có cái nhìn rõ hơn về Đông Dương, về những con người sống ở đó, với những biến cố mà họ đã trải qua. Người Pháp không chỉ là một dân tộc tinh hoa đi khai phá những vùng đất mới, mang văn minh cho những vùng đất còn tối tăm, mông muội như truyền thông đã nói, mà thực tế, họ còn là những người khổ sở vì bị mắc kẹt lại ở một xứ sở mà có thể với họ là một vùng đất dữ, mà họ hoàn toàn không thuộc về. Để sinh tồn, họ phải chật vật học cách hoà nhập với người dân và văn hoá bản địa, chịu rất nhiều tủi cực và ẩn ức nhưng vẫn phải cố giữ cho mình cái vỏ bọc hào nhoáng bên ngoài, đôi khi vì sĩ diện, đôi khi cũng có thể là vì sự tổn thương vô cùng sâu sắc. Đập ngăn Thái Bình Dương đưa khán giả vào bầu không khí thuộc địa của Đông Dương vào thời điểm đó. Các tầng lớp khác nhau đã tạo nên xã hội: chính quyền tham nhũng đối với tất cả mọi tầng lớp, những người da trắng giàu có kiếm được tài sản ở các thành phố lớn như Sài Gòn, những người da trắng nghèo hơn, như gia đình M.Duras, ở trung tâm lịch sử và ở dưới cùng là những người nông dân địa phương, bị bóc lột và đôi khi làm nô lệ.
Hai tác phẩm Người tình và Đập ngăn Thái Bình Dương được làm nên bởi hai nhà đạo diễn một là người Pháp chính gốc, một là người Cambodia nhưng phần lớn cuộc đời là ở Pháp. Đạo diễn phim Người tình là Jean-Jacques Annaud (sinh ngày 1 tháng 10 năm 1943) là một đạo diễn phim, biên kịch và nhà sản xuất phim người Pháp. Đạo diễn phim Đập ngăn Thái Bình Dương là Rithy Panh (sinh ngày 18 tháng 4 năm 1964), một đạo diễn và nhà biên kịch phim tài liệu người Campuchia nhưng đã bị Khmer Đỏ trục xuất khỏi Phnom Penh năm 1975.
Điều đó cho thấy rằng chất liệu điện ảnh trong văn học của M.Duras là rất dồi dào và hấp dẫn, đủ sức thuyết phục các nhà đạo diễn tài năng chọn để chuyển thể thành phim, mặt khác nó cũng cho thấy những tâm tư về Đông Dương mà M.Duras gửi gắm trong các tác phẩm của mình đã tìm thấy sự đồng cảm với những người con đất Pháp, người Đông Dương và làm rung động rất nhiều trái tim độc giả trên thế giới khi nói lên số phận của những con người da trắng nơi xứ thuộc địa Đông Dương xa xôi.
11. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên quan đến Đông Dương.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: NGUYEN MINH TUAN 2. Sex: Male
3. Date of birth: 21/06/1994
4. Place of birth: Ho Chi Minh City
5. Admission decision number: 1765/2018/QĐ-XHNV on 28/06/2018 by President of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: Extend the study time under Decision No. 542 / QD-XHNV dated May 4, 2020 and Decision No. 2102/ QD-XHNV November 10, 2020.
7. Official thesis title: Discourse about Indochina through the films "The Lover" and "The Sea Wall"
8. Major: Film – Television theory, history, and criticism. Code: 8210232.01
9. Supervisors: PhD. Nguyễn Thuỳ Linh
10. Summary of the findings of the thesis:
Indochina through Marguerite Duras's gaze through the two works The Lover and the The Sea Wall to the transformation into cinematographic works is a volatile memory process of the years when she was together My family lives in Indochina. Through the works, it can be easily seen that Indochina shows up very clearly and sharply through each scene, every written page, each person, each character, every gesture. Colonial cultural stigma, foreign cultural inclusion and view of human destiny.
Through The Lover and the The Sea Wall, Indochina appeared mysteriously and intriguingly by its primacy in the early years of the twentieth century. In the eyes of a writer, playwright and filmmaker M. Duras, Indochina is an endlessly interesting topic that she can exploit from work to work, in the same sentence. stories, such as The Lover and The Sea Wall. And not only literature, M.Duras is also successful in both theater and cinema, with the same material as Indochina.
M.Duras has passed their works, depicting the most truthfully about a multicultural culture with many diverse perspectives. And through that, the world has a clearer view of Indochina, of the people living there, and the events that they experienced. The French are not only an elite people to explore new lands, bring civilization to dark and bland lands as the media has said, but in fact, they are also people suffering from to be stuck in a country that might be an evil land to them, to which they completely did not belong. In order to survive, they have to struggle to learn how to integrate with the local people and culture, suffer a lot of suffering and hiddenness, but still have to try to keep themselves a flashy outer shell, sometimes for dignity, sometimes it is also because of the deep hurt.The dam that stopped the Pacific brought the audience into the colonial atmosphere of Indochina at that time. Different classes made up society: government was corrupt for all classes, wealthy whites found wealth in big cities like Saigon, poor whites, like the M.Duras, in the historic center and at the bottom are local peasants, exploited and sometimes enslaved.
The Lover and The Sea Wall were made by two original French directors, the other Cambodian but most of his life was in France. The Lover is Jean-Jacques Annaud (born 1 October 1943) is a French film director, screenwriter and film producer. The Sea Wall was directed by Rithy Panh (born April 18, 1964), a Cambodian documentary film director and screenwriter who was expelled from Phnom Penh in 1975 by the Khmer Rouge.
That shows that the cinematic material in the literature of M. Duras is very rich and attractive enough to persuade talented directors to choose to adapt it to a film, on the other hand it also shows thoughts. About Indochina that M.Duras sent in his works has found sympathy with the French people, the Indochinese and moved a lot of readers' hearts in the world when talking about the fate of the white people in the distant colonial Indochina.
11. Practical applicability, if any: The dissertation's research results will be the reference for Indochina-related studies.
12. Further research directions: None
13. Thesis – related publications: None.